Tôi nghe Thiền tông Gia Đức Tịnh giải đáp ngày 27 tháng 03 năm 2020 có nhắc tới câu y Pháp bất y nhân, vậy y Pháp bất y nhân có nghĩa như thế nào
***
Ông Nguyễn Đức Toản, Địa chỉ: Tổ dân phố Giáp Nhất, phường Bạch Thượng, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, ĐT: 0949368675, hỏi 1 câu:
Câu hỏi 1: Tôi nghe Thiền tông Gia Đức Tịnh giải đáp ngày 27 tháng 03 năm 2020 có nhắc tới câu y Pháp bất y nhân, vậy y Pháp bất y nhân có nghĩa như thế nào?
Xin trả lời ông câu hỏi 1:
Câu “Y Pháp bất y nhân” mà Đức Phật dạy trong kinh Đại Bát Niết Bàn được phân tích và giải như sau:
1. Cách phân tích và giải của những vị trước đây như sau:
Vị thứ nhất phân tích và giải: Y PHÁP BẤT Y NHÂN: nghĩa là y cứ vào Giáo pháp của Phật mà tu hành, chứ đừng nương tựa, chấp mắc vào người.
Vị thứ hai phân tích và giải: Thế nào là y pháp bất y nhân? Nói một cách đơn giản, đó là chúng ta đặt niềm tin và làm theo chính pháp và không tin theo bất cứ ai nói hoặc làm sai chính pháp.
Vị thứ ba phân tích và giải: Y pháp bất y nhân, nghĩa đen là y theo giáo pháp, chẳng y theo theo người.
Vị thứ tư phân tích và giải: “Y” là y theo lời Pháp dạy.
- Chữ “pháp” là lời của Đức Phật dạy.
- “Bất y nhân”: không lời, không nghe ông thầy nói.
V.v...
2. Cách phân tích và giải của Đạo Phật Thiền Tông như sau:
Y Pháp bất y nhân:
a) Y Pháp:
- Y: Là y theo.
- Pháp: Là lời của Đức Phật dạy.
Y Pháp: Có nghĩa là: Y theo lời của Đức Phật dạy.
b) Bất y nhân:
- Bất: Là không.
- Y nhân: Y theo người.
Bất y nhân: Có nghĩa là: Không y theo người.
Y Pháp bất y nhân, có nghĩa là: Y theo lời của Đức Phật dạy, không y theo người.
Diễn giải:
a) Y theo lời của Đức Phật dạy: Đức Phật không còn là một con Người và không còn ở thế giới này, vậy lấy gì để dạy mà y theo?
- Nếu lấy kinh mà Đức Phật dạy để y theo, thì không đúng!
- Chữ kinh, có nghĩa là: Ghi lại những gì chính Đức Phật giảng dạy.
Như vậy, không đúng với câu: Y pháp.
b) Không y theo người:
- Nếu không theo người, thì Đức Phật truyền Thiền tông lại cho các vị Tổ sư Thiền tông để làm gì?
Như vậy, làm sao để y theo lời của đức Phật dạy, mà lại không y theo người?
Đức Phật dạy câu: “Y Pháp bất y nhân” trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền tông như sau:
Một là, y Pháp: tức dòng Thiền tông chảy tới đâu, thì người muốn học và thực hành để Giác ngộ và Giải thoát, phải y theo tới đó để học.
Nếu tới đó để học.
Vậy, cái gì dạy, hay ai dạy để học?
Người có nhiệm vụ sẽ được Đức Phật Thích Ca Văn điều khiển để nói ra và dạy.
Như thế nào để biết người có nhiệm vụ?
Người có nhiệm vụ, là người phải có những điều kiện như sau:
1. Phải có tổng Nghiệp và cấu tạo, tương ứng với nhiệm vụ được giao.
2. Phải có được Tập Huyền Ký hoặc Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông, để học theo Tập Huyền Ký hoặc Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, thì mới Kiến Tánh được.
3. Phải Kiến Tánh.
4. Phải được Đức Phật Thích Ca Văn, điều khiển để nói và làm việc của Đạo Phật Thiền Tông, người này phải Kiến Tánh thì Đức Phật Thích Ca Văn mới điều khiển được.
5. Phải được vị Thần Kim Cang bảo vệ, mới nói và làm được những việc liên quan đến Giác ngộ và Giải thoát.
Hai là, bất y nhân: là Người đã hết nhiệm vụ nối dòng Thiền tông. Người hết nhiệm vụ nối dòng Thiền tông:
1. Phải trở lại sống theo tổng Nghiệp của chính mình đã tạo ra từ nhiều kiếp trước.
2. Đức Phật Thích Ca Văn không điều khiển, để nói và làm những việc của Đạo Phật Thiền Tông nữa.
3. Vị Thần Kim Cang không bảo vệ nữa.
Vì thế nên, Đức Phật mới dạy câu y Pháp bất y nhân là vậy!
Điển hình là:
1. Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ 32, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, Ngài đã y theo lời của Đức Phật dạy là: y Pháp bất y nhân, khi Ngài trao Tổ vị cho vị Tổ sư Thiền tông đời thứ 33 Lục Tổ Huệ Năng, có nhiều người tới hỏi, sao Ngài không giảng Pháp, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn trả lời: Pháp đã truyền đi rồi.
2. Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ 28, Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Ngài đã không y theo lời của Đức Phật dạy là: y Pháp bất y nhân, khi Ngài trao Tổ vị cho vị Tổ sư Thiền tông đời thứ 29 Tổ Huệ Khả, Ngài tiếp tục đi giảng Pháp, do đó, bị hại chết.
Thiền tông Gia Đức Tịnh
- Quả vị Bích Chi Phật, Duyên Giác Phật, Độc Giác Phật
- ĐỊNH SINH TUỆ, VẬY TUỆ CÓ PHÁ VỠ ĐƯỢC VÔ MINH KHÔNG?
- Căn cứ vào tiêu chuẩn nào để biết được người có đạo đức và người không có đạo đức?
- VÔ MINH DẪN CHÚNG SINH ĐI LUÂN HỒI VÀ VÔ MINH LÀ NHÂN ĐẦU TIÊN SINH RA CÁC NHÂN KHÁC TRONG CHUỖI THẬ
- HOA ƯU ĐÀM
- VÔ TRỤ VỚI VẬT CHẤT MỚI GIẢI THOÁT ĐƯỢC, NHƯNG KHÔNG CÓ VẬT CHẤT LÀM SAO ĐỂ SỐNG, VẬY VÔ TRỤ VÀ VÔ N
- VỊ PHẬT RA ĐỜI ĐỂ CHUYỂN PHÁP LUÂN, VẬY CHUYỂN PHÁP LUÂN LÀ CHUYỂN NHỮNG GÌ?
- HÌNH TƯỢNG TAY NHỮNG VỊ PHẬT THỦ ẤN KHÁC NHAU CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO
- NHỮNG CÂU HỎI MÀ THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH ĐANG TRẢ LỜI, THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH HỌC Ở ĐÂU, HAY LẤY TỪ
- LẤY TIỀN PHÚNG ĐIẾU TẠO NGHIỆP CÔNG ĐỨC CHO NGƯỜI ĐÃ MẤT CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
- THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH ĂN CẮP GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG VÀ NHỮNG CÂU GIẢI ĐÁP ĐỂ GIẢI ĐÁP CHO NGƯ
- TẠI SAO LẠI GỌI LÀ NGHIỆP CÔNG ĐỨC? NGHIỆP CÔNG ĐỨC, NGHIỆP PHƯỚC ĐỨC VÀ NGHIỆP ÁC ĐỨC KHÁC NHAU NHƯ
- NGƯỜI TU THEO ĐẠO PHẬT PHÁP MÔN THIỀN TÔNG “Ở TRONG THANH TỊNH LÂU ĐIÊN”
- VÔ NGÃ LÀ GÌ? TU NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC VÔ NGÃ? NGƯỜI ĐẠT ĐƯỢC VÔ NGÃ LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO VÀ CÁCH
- TRÁI ĐẤT THEO QUY TRÌNH “THÀNH - TRỤ - HOẠI - DIỆT”, CÁC CÕI TRỜI CÓ “THÀNH - TRỤ - HOẠI - DIỆT” VÀ
- NGƯỜI TU THEO THIỀN TÔNG MUỐN TRỞ VỀ PHẬT GIỚI PHẢI ĐƯỢC TRUYỀN THIỀN, VẬY TẠI SAO THIỀN TÔNG GIA ĐỨ
- NHỮNG VIỆC TẠO RA ĐƯỢC CÔNG ĐỨC, THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH ĐÃ LÀM HẾT RỒI, CHÚNG TÔI MUỐN TẠO CÔNG ĐỨ
- TẠI SAO LOÀI CÔ HỒN KHÔNG PHẢI TRẢ NHÂN QUẢ
- XƯA CON MÊ CON NHỜ THẦY ĐỘ NAY CON ĐÃ NGỘ CON TỰ ĐỘ CON
- NGƯỜI ĐÃ HIỂU ĐẠO TRỞ LẠI SỐNG VỚI ĐỜI
- CÚNG DƯỜNG CHO 100.000.000 TAM THẾ CHƯ PHẬT KHÔNG BẰNG CÚNG DƯỜNG CHO VỊ ĐẠO NHÂN VÔ NIỆM, VÔ TRỤ, V
- NHÓM PHẬT GIA THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH HỎI 09 CÂU
- TRUNG ẤM THÂN RƠI RA KHỎI LỰC HÚT CỦA TRÁI ĐẤT BAO NHIÊU KM THÌ GẶP ĐƯỢC HOA TIÊU CỦA VỊ PHẬT
- NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN TRONG ĐẠO PHẬT NHƯ THẾ NÀO
- PHÁP TRẦN MẠNH NHƯ THẾ NÀO MÀ THẬP LOẠI THÁNH KHÔNG DÁM LÀM HOA TIÊU GIẢ?
- “QUÁ KHỨ TÂM BẤT KHẢ ĐẮC. HIỆN TẠI TÂM BẤT KHẢ ĐẮC. VỊ LAI TÂM BẤT KHẢ ĐẮC.” MUỐN ĐẮC QUẢ VỊ PHẬT TH
- TÔI THƯỜNG NGHE TRONG ĐẠO PHẬT NÓI CÂU “TÂM BÌNH THƯỜNG LÀ ĐẠO”