Phật gia Thiền tông Nguyễn Đức Hải, Địa chỉ: Số 1 tổ 8 khu 9 phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. SĐT: 0977.342.036, thay mặt cho một nhóm bạn đọc Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, hỏi 1 câu:
Câu hỏi 1: Xin chào Thiền tông Gia Đức Tịnh, chúng tôi có 1 câu hỏi mong Thiền tông Gia Đức Tịnh giải đáp: Trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông có viết: Tinh cha và noãn mẹ tốt thì thân người bền lâu (sống lâu). Trong 1 lần giải đáp, Thiền tông Gia Đức Tịnh có nói: Tuổi thọ của con người phụ thuộc vào tổng nghiệp của người đó. Xin hỏi Thiền tông Gia Đức Tịnh chất lượng tinh cha noãn mẹ và tổng nghiệp có quan hệ và ảnh hưởng gì đến nhau?
Xin cám ơn Thiền tông Gia Đức Tịnh!
Xin trả lời anh câu hỏi 1:
Trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông ở phần hình thành con người có dạy như sau:
- Ban đầu, khi Tinh Cha Noãn Mẹ cuốn hút với nhau, nếu Tinh Cha Noãn Mẹ tốt thì thân Người bền lâu.
- Khi hình thành Thân người rồi, mà người đó ăn uống, làm việc, ngủ nghỉ đúng theo quy tắc Vật lý Âm Dương, thì Thân người tồn tại lâu.
- Nếu Thân người ăn uống, làm việc, ngủ nghỉ sai quy tắc Vật lý Âm Dương, thì Thân người bị bệnh và tan rã nhanh hơn.
Trong một lần trả lời câu hỏi, tôi có trả lời:
- Tuổi thọ của một con người, phụ thuộc vào Tổng Nghiệp của người đó.
Hai phạm trù này khác nhau như sau:
1. Trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông nói về Tánh Phật đầu tiên vào thế giới loài Người mượn Thân và tánh Người, hay còn gọi là hình thành con người đầu tiên, chưa tạo Nghiệp.
2. Trong lần trả lời câu hỏi, tôi trả lời về Tánh Phật đã mượn được Thân và tánh Người và đã tạo ra Nghiệp rồi, tiếp tục tái sanh làm người.
Chất lượng Tinh Cha Noãn Mẹ và Tổng Nghiệp có quan hệ và ảnh hưởng với nhau tạm thời được ví như sau để anh dễ hiểu:
Ví như một chiếc xe:
- Tinh Cha và Noãn Mẹ, giống như chất liệu để sản xuất ra một chiếc xe.
- Tổng Nghiệp, giống như thời hạn lưu hành của chiếc xe.
- Ăn uống, làm việc, ngủ nghỉ đúng theo quy tắc Vật lý Âm Dương, giống như bảo dưỡng chiếc xe đúng định kỳ.
- Ăn uống, làm việc, ngủ nghỉ sai quy tắc Vật lý Âm Dương, giống như bảo dưỡng chiếc xe không đúng định kỳ.
Xin chân thành cảm ơn anh.
Thiền tông Gia Đức Tịnh
- “QUÁ KHỨ TÂM BẤT KHẢ ĐẮC. HIỆN TẠI TÂM BẤT KHẢ ĐẮC. VỊ LAI TÂM BẤT KHẢ ĐẮC.” MUỐN ĐẮC QUẢ VỊ PHẬT TH
- TÔI THƯỜNG NGHE TRONG ĐẠO PHẬT NÓI CÂU “TÂM BÌNH THƯỜNG LÀ ĐẠO”
- VỊ THIỆN TRI THỨC CÓ TỪ THỜI NÀO? VỊ THIỆN TRI THỨC VỚI NGƯỜI CÓ NHIỆM VỤ LÀ MỘT HAY LÀ HAI?
- TÁNH PHẬT CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA VÀO TAM GIỚI TẠO CÔNG ĐỨC NHƯ CHÚNG TA, YẾU TỐ GÌ MÀ THÀNH LÀ VỊ TOÀ
- PHẬT VÀ CHÚNG SANH TÁNH THƯỜNG RỖNG LẶNG, ĐẠO CẢM THÔNG KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN
- CHÁNH ĐẠO VÀ TÀ ĐẠO
- TÁNH PHẬT ĐANG ĐI THEO DÒNG THIỀN TÔNG TỰ MÌNH CÓ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC LÀ MÌNH ĐANG ĐI ĐÚNG HOẶC SAI KHÔNG
- CÓ HAY LÀ KHÔNG VIỆC TÙY HỶ CÔNG ĐỨC
- TẤT CẢ ĐỀU ĐANG SỐNG MỘT CUỘC SỐNG VUI VẺ VÀ HẠNH PHÚC VẬY TẠI SAO ĐỨC PHẬT LẠI NÓI CHÚNG SANH VÔ MI
- TÁM MƯƠI BỐN NGÀN ẢO TƯỞNG XIN GIẢI THÍCH RÕ CON SỐ VÀ Ý NGHĨA
- NGƯỜI TU THEO ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG CÓ CẦN GIỮ GIỚI ĂN CHAY VÀ KHIÊM NHƯỜNG VỚI MỌI NGƯỜI KHÔNG
- NGƯỜI KHÔN VÀ NGƯỜI KHÔNG KHÔN SAO KHÔNG THẤY NÓI TỚI NGƯỜI TỐT VÀ NGƯỜI XẤU
- Người như tôi thì phải làm thế nào để bước chân vào tu Giác ngộ và Giải thoát. Tôi có cần tới nơi nà
- Tôi nghe nói Thiền tông gia Đức Tịnh đã làm rất nhiều việc cho Chùa Tân Diệu và Thầy Nguyễn Nhân như
- Trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông Đức Phật có dạy công thức nào để tiêu trừ virus Covid-19
- Tại sao Thiền Tông Gia Đức Tịnh trả lại bằng Thiền Tông Gia
- Tại sao Thiền tông Gia Đức Tịnh lại qua mặt Thầy để công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông
- Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông có bao nhiêu Tổ chức, Cá nhân có nhiệm vụ công bố
- Người Có Nhiệm Vụ
- Nội dung của Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông có bao nhiêu phần
- Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông tại sao Thiền gia Đức Tịnh không xin cấp phép xuất bản
- Có phải Thiền tông gia Đức Tịnh, ủng hộ xong rồi đăng lên để kiếm Danh hay không
- Ai để quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông đó trong nhà sẽ gặp tai họa khủng khiếp
- Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông Thiền Gia Đức Tịnh có từ bao giờ và nguồn gốc từ đâu
- Công đức và Công đức sáng được hình thành như thế nào
- Pháp trần là gì
- Kinh Vô Tự