NÓI TRƯỚC BƯỚC KHÔNG QUA
Trân trọng cảm ơn!
Thiền Tông gia Đức Tịnh trả lời:
Độc giả Tống Đức Mười thân mến! “Nói trước bước không qua” – câu nói tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ẩn chứa những bài học sâu sắc, được ông bà ta đúc kết từ bao đời nay. Đằng sau câu nói này là những nguyên nhân sâu xa, mà chỉ khi Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông xuất hiện, chúng ta mới hiểu biết rõ tại sao chúng ta nói trước, lại bước không qua.
I. Trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông có dạy các ý như sau:
1. Chúng ta đang sống ở trên Trái đất Luân hồi sinh Nhân Quả, mà con người là trung tâm tạo, thu và phát Nhân để đi hưởng Quả và đi trả Quả.
2. Trong mỗi một con người đều có 12 kho tàng thức chứa Nhân Phước đức và Nhân Ác đức, và có 16 thứ tánh người là: Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy, Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác, Kiến. Trong 16 thứ tánh người, có tánh Tưởng. Tánh Tưởng của con người lúc nào cũng tưởng, tưởng theo kho tàng thức và tưởng tượng thêm.
3. Mỗi một con người sinh ra trên Trái đất Luân hồi sinh Nhân Quả này, đều phải sống theo Nhân Quả của chính mình đã tạo ra từ nhiều kiếp trước.
4. Con người muốn tạo ra Nhân Công đức, Nhân Phước đức hay Nhân Ác đức, là do con người quyết định.
5. Thực thi duyên, để con người đi hưởng Quả hay trả Quả, là do vị Thần thực thi Nhân Quả quyết định.
6. Nhân trong kho tàng thức của con người muốn thành Quả, thì phải có duyên. Duyên, thì lại do vị Thần thực thi Nhân Quả quyết định.
Như vậy: Tạo ra Nhân là do con người quyết định, còn thực thi duyên để Nhân trong kho tàng thức của con người thành Quả là do vị Thần thực thi Nhân Quả quyết định.
II. Căn bản, có 3 nguyên nhân sâu xa của câu: “Nói trước bước không qua” như sau:
1. Không có Nhân thì sẽ không có Quả: Nhân chính là gốc rễ, là nền tảng của mọi sự hình thành trong cuộc sống. Nếu chúng ta nói ra và khẳng định những điều vượt quá khả năng thực hiện, thì đó chỉ là sự tưởng tượng, không có Nhân. Không có Nhân, thì sẽ không có Quả!
2. “Vượt quyền” của vị Thần thực thi Nhân Quả: Khi chúng ta mới dự định làm một việc gì đó, nhưng đã vội vàng khoe với người khác và khẳng định chắc chắn sẽ thành công, đó chính là biểu hiện của sự thiếu hiểu biết về quy luật Nhân – Duyên – Quả. Sự tự mãn này, là hành động “vượt quyền” của vị Thần thực thi Nhân Quả. Vì vậy nên, vị Thần thực thi Nhân Quả sẽ không thực thi duyên này. Khi duyên này bị gián đoạn, dù cho Nhân đã gieo, nhưng Quả cũng sẽ không thành.
3. Để Nhân kết thành Quả, thì cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa Nhân và duyên: Nếu duyên chưa đủ hoặc chưa đúng thời điểm, cho dù Nhân đã gieo, nhưng Quả sẽ khó thành. Trong cuộc đời của mỗi một con người, thành công không chỉ đơn thuần là sự cố gắng của bản thân, mà còn là sự đồng điệu giữa Nhân và duyên. Nhân là do mỗi một con người tự tạo ra. Còn duyên là các yếu tố ngoại cảnh như: Cơ hội, thời điểm, sự hỗ trợ từ những người xung quanh và hoàn cảnh phù hợp. Khi Nhân và duyên gặp nhau đúng lúc, Quả sẽ thành, mà ta thường gọi là thành công.
Vì vậy, khi chúng ta ấp ủ một dự định hay nuôi dưỡng một ước mơ, chúng ta không nên vội vàng đem ra khoe khoang, để tìm sự tán dương từ bên ngoài. Thay vào đó, hãy âm thầm gieo Nhân và kiên trì chờ đợi duyên đến. Sự âm thầm đó, không chỉ giúp cho chúng ta tập trung hơn với những dự định và ước mơ, mà còn tránh được những gián đoạn không đáng có của duyên.
Thiền Tông gia Đức Tịnh!
- Tại sao lại thành lập công ty mà lại để tên là công ty Thiền Tông Đất Rồng
- THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH TRẢ LỜI CÁC PHẬT TỬ VÀ ĐỘC GIẢ NGÀY 06 THÁNG 04 NĂM 2020
- Tôi nghe Thiền tông Gia Đức Tịnh giải đáp ngày 27 tháng 03 năm 2020 có nhắc tới câu y Pháp bất y nhâ
- Tôi đọc trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, sao không thấy chỗ nào chỉ tu Thanh tịnh, Rỗng lặng, Hằng
- THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH TRẢ LỜI 09 PHẬT TỬ VÀ ĐỘC GIẢ HỎI LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG