NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN TRONG ĐẠO PHẬT NHƯ THẾ NÀO
***
Kính thưa Thiền tông gia Đức Tịnh!
Tên tôi là Nguyễn Thị Ái, địa chỉ nhà số 38 đường Đặng Thùy Trâm, Tổ 9, Khu 6, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, SĐT 0983.268.919, xin hỏi Thiền tông gia:
Câu “Nhân chi sơ tính bản thiện”, câu này có trong nhân gian, vậy ý nghĩa câu này trong Đạo Phật như thế nào, xin Thiền tông gia giải thích rõ cho tôi và mọi người cùng được hiểu, xin cảm ơn.
Xin trả lời chị:
Câu “Nhân chi sơ tính bổn thiện” có ý nghĩa như sau:
1. Trong dân gian câu “Nhân chi sơ tính bổn thiện”, hay còn gọi là “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”, là tư tưởng của Khổng Tử và được đệ tử của ông là Mạnh Tử nói ra vào khoảng năm 385 đến năm 303 Trước Công Nguyên. Mạnh Tử cho rằng, con người sanh ra bản tính ban đầu vốn là thiện và tốt lành, khi lớn lên, do ảnh hưởng của đời sống và xã hội, nên bản tính trở nên thay đổi, tính Ác phát sinh, do vậy, cần phải được giáo dục, rèn luyện và giữ gìn đời sống cho lành mạnh thì tính thiện mới được phát triển, để tính Ác không có điều kiện phát sinh.
2. Trong Đạo Phật trước kia không nói tới câu “Nhân chi sơ Tánh bổn thiện”. Nhưng hiện nay, Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông đã được công bố, đồng thời 5 Cấu trúc và Công thức Giải thoát cũng đã được phát hành ra, trong đó có Cấu trúc hình thành 1 con người cũng như tan rã, vì thế nên, câu “Nhân chi sơ Tánh bổn thiện” mà Mạnh Tử đã nói vào khoảng năm 385 đến năm 303 Trước Công Nguyên, là chưa rõ nghĩa. Đạo Phật Thiền Tông phân tích câu “Nhân chi sơ Tánh bổn thiện” như sau:
- Nhân chi sơ, là cái nhân Hằng Tri ban đầu.
- Tính bổn thiện, là Tánh vốn thiện.
Tánh vốn thiện Hằng Tri ban đầu này, là Tánh Phật ở Phật giới vào thế giới loài người, mượn Thân và tánh Người và là nhân sống cho Thân và 16 thứ tánh Người. Tánh Phật tự nhiên có cái “Ý”. Trong mỗi cái Ý tự nhiên có 4 thứ, gồm:
- Có cái tự nhiên Thấy, gọi là “Hằng Thấy”.
- Có cái tự nhiên Nghe, gọi là “Hằng Nghe”.
- Có cái tự nhiên Rung động, muốn phát ra tiếng, tự nhiên có tiếng, gọi là “Hằng Pháp”, tức tiếng nói.
- Có cái tự nhiên Biết, gọi là “Hằng Tri”.
Bốn thứ này gọi là sự sống của cái Ý.
Cái Ý này được điện từ Quang trong Phật giới bao bọc lại gọi là “Tánh của Ý”, hay còn gọi là “Tánh Phật”.
“Tánh Phật” là nhân sống của Thân và 16 thứ tánh Người, trong Tánh Phật không có Tham - Sân - Si - Mạn - Nghi - Ác - Kiến như tánh Người, do đó, được gọi là “Nhân chi sơ Tánh bổn thiện”, tức cái nhân sống ban đầu của Thân và tánh Người, vốn là thiện.
Xin chân thành cám ơn chị!
Thiền tông gia Đức Tịnh
Trả lời ngày 23 tháng 11 năm 2020
- NHÓM PHẬT GIA THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH HỎI 09 CÂU
- TRUNG ẤM THÂN RƠI RA KHỎI LỰC HÚT CỦA TRÁI ĐẤT BAO NHIÊU KM THÌ GẶP ĐƯỢC HOA TIÊU CỦA VỊ PHẬT
- PHÁP TRẦN MẠNH NHƯ THẾ NÀO MÀ THẬP LOẠI THÁNH KHÔNG DÁM LÀM HOA TIÊU GIẢ?
- “QUÁ KHỨ TÂM BẤT KHẢ ĐẮC. HIỆN TẠI TÂM BẤT KHẢ ĐẮC. VỊ LAI TÂM BẤT KHẢ ĐẮC.” MUỐN ĐẮC QUẢ VỊ PHẬT TH
- TÔI THƯỜNG NGHE TRONG ĐẠO PHẬT NÓI CÂU “TÂM BÌNH THƯỜNG LÀ ĐẠO”
- VỊ THIỆN TRI THỨC CÓ TỪ THỜI NÀO? VỊ THIỆN TRI THỨC VỚI NGƯỜI CÓ NHIỆM VỤ LÀ MỘT HAY LÀ HAI?
- TÁNH PHẬT CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA VÀO TAM GIỚI TẠO CÔNG ĐỨC NHƯ CHÚNG TA, YẾU TỐ GÌ MÀ THÀNH LÀ VỊ TOÀ
- PHẬT VÀ CHÚNG SANH TÁNH THƯỜNG RỖNG LẶNG, ĐẠO CẢM THÔNG KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN
- CHÁNH ĐẠO VÀ TÀ ĐẠO
- TÁNH PHẬT ĐANG ĐI THEO DÒNG THIỀN TÔNG TỰ MÌNH CÓ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC LÀ MÌNH ĐANG ĐI ĐÚNG HOẶC SAI KHÔNG
- CÓ HAY LÀ KHÔNG VIỆC TÙY HỶ CÔNG ĐỨC
- TẤT CẢ ĐỀU ĐANG SỐNG MỘT CUỘC SỐNG VUI VẺ VÀ HẠNH PHÚC VẬY TẠI SAO ĐỨC PHẬT LẠI NÓI CHÚNG SANH VÔ MI
- TÁM MƯƠI BỐN NGÀN ẢO TƯỞNG XIN GIẢI THÍCH RÕ CON SỐ VÀ Ý NGHĨA
- NGƯỜI TU THEO ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG CÓ CẦN GIỮ GIỚI ĂN CHAY VÀ KHIÊM NHƯỜNG VỚI MỌI NGƯỜI KHÔNG
- NGƯỜI KHÔN VÀ NGƯỜI KHÔNG KHÔN SAO KHÔNG THẤY NÓI TỚI NGƯỜI TỐT VÀ NGƯỜI XẤU
- Chất lượng tinh cha noãn mẹ và tổng nghiệp có quan hệ và ảnh hưởng gì đến nhau
- Người như tôi thì phải làm thế nào để bước chân vào tu Giác ngộ và Giải thoát. Tôi có cần tới nơi nà
- Tôi nghe nói Thiền tông gia Đức Tịnh đã làm rất nhiều việc cho Chùa Tân Diệu và Thầy Nguyễn Nhân như
- Trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông Đức Phật có dạy công thức nào để tiêu trừ virus Covid-19
- Tại sao Thiền Tông Gia Đức Tịnh trả lại bằng Thiền Tông Gia
- Tại sao Thiền tông Gia Đức Tịnh lại qua mặt Thầy để công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông
- Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông có bao nhiêu Tổ chức, Cá nhân có nhiệm vụ công bố
- Người Có Nhiệm Vụ
- Nội dung của Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông có bao nhiêu phần
- Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông tại sao Thiền gia Đức Tịnh không xin cấp phép xuất bản
- Có phải Thiền tông gia Đức Tịnh, ủng hộ xong rồi đăng lên để kiếm Danh hay không
- Ai để quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông đó trong nhà sẽ gặp tai họa khủng khiếp