TÁM MƯƠI BỐN NGÀN ẢO TƯỞNG XIN GIẢI THÍCH RÕ CON SỐ VÀ Ý NGHĨA
****
Anh: Từ Đức Hùng, Địa chỉ: Số 22 ngõ 116 Nhân Hòa, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội, SĐT: 0338.145.206 và một số Phật tử hỏi trùng câu hỏi với anh Từ Đức Hùng, gửi tới Thiền tông Gia Đức Tịnh câu hỏi như sau:
Xin Thiền tông Gia Đức Tịnh giải thích cho chúng tôi con số và ý nghĩa của 84.000 ảo Tưởng, con số này có liên quan tới gì nữa không?
Cảm ơn Thiền tông Gia Đức Tịnh.
Xin trả lời anh và các Phật tử:
(Giải nghĩa từ Luân Hồi: Luân là đi. Hồi là trở lại)
Đức Phật dạy: Trong Tam giới vật lý điện từ Âm Dương này có 2 thứ vận hành quan trọng nhất, là nơi tạo Nghiệp để Luân hồi hoặc Giải thoát và là trung tâm tạo ra Nghiệp để Luân hồi hoặc Giải thoát, cấu tạo bằng Ngũ Đại, hay còn gọi là: Đất – Nước – Gió – Lửa và điện từ Âm Dương, đó là Trái đất và Con Người:
Ý thứ nhất con số:
1. Trái đất Luân hồi sanh ra Nhân quả, tức Trái đất quay đảo quanh trục của nó và quay quanh Mặt trời theo 8 phương 4 hướng. Trái đất quay đảo quanh trục của nó và quay quanh Mặt trời, tạo ra lực cuốn hút Trái đất mới tồn tại được; trên bề mặt của Trái đất có một lớp đất có sự sống, được gọi là đất Nhân quả, vì thế nên gọi là: Trái đất Luân hồi sanh ra Nhân quả, hay còn gọi là nơi tạo Nghiệp để Luân hồi hoặc Giải thoát.
Con số 8 phương 4 hướng này, là nói Trái đất quay đảo quanh trục của nó và quay quanh mặt Trời 1 vòng là 1 năm, hay còn gọi là Trái đất Luân hồi đảo quanh trục của nó và Luân hồi quanh Mặt trời 1 vòng là 1 năm.
2. Con người có 84 ngàn bong bóng máu chảy trong Thân người, hay còn gọi là Luân hồi trong Thân người, vì vậy, Thân và tánh người mới tồn tại được, để tạo ra Nghiệp Luân hồi hoặc Giải thoát, Thân và tánh của con người là trung tâm tạo ra Nghiệp để Luân hồi hoặc Giải thoát.
Con số 84 ngàn bong bóng máu này, là nói quả Tim co bóp và bơm máu chứa Oxy vào để nuôi toàn bộ Thân người một vòng, hay còn gọi là một vòng Luân hồi của máu trong Thân một con người, là 84 ngàn bong bóng máu.
Ý thứ hai 84 ngàn ảo Tưởng:
Tám mươi bốn ngàn bong bóng ảo, hay còn gọi là 84 ngàn bong bóng máu trong mỗi một con người, là nói về dòng Luân hồi của máu do quả Tim co bóp, hay còn gọi là Tim co bóp để bơm máu chứa Oxy đi khắp cơ thể, để duy trì sự sống của Thân người. Quả Tim co bóp được là nhờ vào hai dòng điện: Điện từ Âm và điện từ Dương ở trong mỗi con người:
Điện từ Âm: Có công năng, hút quả Tim co lại.
Điện từ Dương: Có công năng, đẩy quả Tim bung ra.
Điện từ Âm Dương này hút đẩy để quả Tim co bóp và bơm máu như sau:
Ở nửa trên của quả Tim: Tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải có thành mỏng được ngăn cách bởi vách liên nhĩ. Tâm nhĩ phải nhận nhiệm vụ đưa máu đổ về từ tĩnh mạch chủ trên và dưới xuống tâm thất phải, tâm nhĩ trái nhận máu trở về từ phổi đưa xuống tâm thất trái.
Ở nửa dưới của quả Tim: Tâm thất trái và tâm thất phải. Các tâm thất thường có thành dày, được ngăn cách bởi vách liên thất, đảm nhiệm cho vai trò bơm máu vào động mạch. Tâm thất phải bơm máu vào động mạch phổi để máu nhận Oxy và thải khí CO2, tâm thất trái bơm máu lên cung động mạch chủ để máu đi nuôi khắp cơ thể.
Máu chứa Oxy bơm đi khắp cơ thể, được gọi là những bong bóng máu, những bong bóng máu này trước khi đi lên Não Bộ phải đi qua 16 thứ tánh người cấu tạo bằng điện từ Âm Dương. Trong 16 thứ tánh người này có tánh Tưởng, tánh Tưởng lúc nào cũng Tưởng và phải Tưởng theo Kho tổng Nghiệp của mỗi người đã tạo ra từ nhiều kiếp trước. Những sản phẩm của tánh Tưởng tưởng ra, hay còn gọi là những hình bóng ảo cấu tạo bằng điện từ Âm Dương do tánh Tưởng tưởng ra và in vào trong những bong bóng máu, những bong bóng máu này được bơm lên để nuôi dưỡng Não Bộ. Trong Não Bộ của mỗi người có Tánh Phật. Tánh Phật có Ý làm chủ, điện từ Quang rung động và có 4 thứ: Hằng Thấy, hằng Nghe, hằng Biết và hằng Pháp, vì thế nên, khi những bong bóng máu chứa những hình bóng ảo của tánh Tưởng tưởng ra, in vào trong những bong bóng máu và đi qua Não Bộ, Tánh Phật ở trung tâm của Não Bộ hằng Thấy, hằng Nghe và hằng Biết những hình bóng ảo trong những bong bóng máu liên tiếp đi qua, chúng ta gọi những hình bóng ảo trong bong bóng máu đi qua Não Bộ, mà Tánh Phật: Hằng Thấy, hằng Nghe và hằng Biết này, là những Vọng Tưởng của con người.
Xin chân thành cám ơn anh và các Phật tử.
Trả lời ngày 14 tháng 10 năm 2020
Thiền tông Gia Đức Tịnh
- “QUÁ KHỨ TÂM BẤT KHẢ ĐẮC. HIỆN TẠI TÂM BẤT KHẢ ĐẮC. VỊ LAI TÂM BẤT KHẢ ĐẮC.” MUỐN ĐẮC QUẢ VỊ PHẬT TH
- TÔI THƯỜNG NGHE TRONG ĐẠO PHẬT NÓI CÂU “TÂM BÌNH THƯỜNG LÀ ĐẠO”
- VỊ THIỆN TRI THỨC CÓ TỪ THỜI NÀO? VỊ THIỆN TRI THỨC VỚI NGƯỜI CÓ NHIỆM VỤ LÀ MỘT HAY LÀ HAI?
- TÁNH PHẬT CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA VÀO TAM GIỚI TẠO CÔNG ĐỨC NHƯ CHÚNG TA, YẾU TỐ GÌ MÀ THÀNH LÀ VỊ TOÀ
- PHẬT VÀ CHÚNG SANH TÁNH THƯỜNG RỖNG LẶNG, ĐẠO CẢM THÔNG KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN
- CHÁNH ĐẠO VÀ TÀ ĐẠO
- TÁNH PHẬT ĐANG ĐI THEO DÒNG THIỀN TÔNG TỰ MÌNH CÓ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC LÀ MÌNH ĐANG ĐI ĐÚNG HOẶC SAI KHÔNG
- CÓ HAY LÀ KHÔNG VIỆC TÙY HỶ CÔNG ĐỨC
- TẤT CẢ ĐỀU ĐANG SỐNG MỘT CUỘC SỐNG VUI VẺ VÀ HẠNH PHÚC VẬY TẠI SAO ĐỨC PHẬT LẠI NÓI CHÚNG SANH VÔ MI
- NGƯỜI TU THEO ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG CÓ CẦN GIỮ GIỚI ĂN CHAY VÀ KHIÊM NHƯỜNG VỚI MỌI NGƯỜI KHÔNG
- NGƯỜI KHÔN VÀ NGƯỜI KHÔNG KHÔN SAO KHÔNG THẤY NÓI TỚI NGƯỜI TỐT VÀ NGƯỜI XẤU
- Chất lượng tinh cha noãn mẹ và tổng nghiệp có quan hệ và ảnh hưởng gì đến nhau
- Người như tôi thì phải làm thế nào để bước chân vào tu Giác ngộ và Giải thoát. Tôi có cần tới nơi nà
- Tôi nghe nói Thiền tông gia Đức Tịnh đã làm rất nhiều việc cho Chùa Tân Diệu và Thầy Nguyễn Nhân như
- Trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông Đức Phật có dạy công thức nào để tiêu trừ virus Covid-19
- Tại sao Thiền Tông Gia Đức Tịnh trả lại bằng Thiền Tông Gia
- Tại sao Thiền tông Gia Đức Tịnh lại qua mặt Thầy để công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông
- Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông có bao nhiêu Tổ chức, Cá nhân có nhiệm vụ công bố
- Người Có Nhiệm Vụ
- Nội dung của Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông có bao nhiêu phần
- Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông tại sao Thiền gia Đức Tịnh không xin cấp phép xuất bản
- Có phải Thiền tông gia Đức Tịnh, ủng hộ xong rồi đăng lên để kiếm Danh hay không
- Ai để quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông đó trong nhà sẽ gặp tai họa khủng khiếp
- Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông Thiền Gia Đức Tịnh có từ bao giờ và nguồn gốc từ đâu
- Công đức và Công đức sáng được hình thành như thế nào
- Pháp trần là gì
- Kinh Vô Tự