Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Đại thừa:
Đạo Phật pháp môn Đại thừa: Cũng gọi là “Phát triển”: Hình tượng thờ, kinh hướng dẫn học, thực hành và thành tựu:
a) Hình tượng thờ:
b) Kinh hướng dẫn học, gồm có 12 quyển:
- Quyển kinh Thủ Lăng Nghiêm.
- Quyển kinh Viên Giác.
- Quyển kinh Đại Bát Niết Bàn.
- Quyển kinh Hoa Nghiêm.
- Quyển kinh Tứ Thập Nhị Chương.
- Quyển kinh Dược Sư.
- Quyển kinh Lăng Già.
- Quyển kinh Kim Cang.
- Quyển kinh Địa Tạng.
- Quyển kinh Đại Bi.
- Quyển kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
- Quyển kinh Duy Ma Cật, do ông Cư sỹ Duy Ma Cật viết, được Như Lai xác nhận là đúng.
c) Phương pháp học, thực hành và thành tựu:
Pháp môn này, Như Lai dạy cho ưu bà tắc và ưu bà di, suy tư hữu dụng vật chất, giúp loài người bớt vất vả.
* Khi còn duyên sống: Nếu suy tư tìm được những gì hữu ích trong vật chất – nhỏ như vi trần, thời kỳ nguyên tử và điện tử gọi là nguyên tử và điện tử; lớn là hành tinh, thời kỳ nguyên tử và điện tử cũng gọi là hành tinh – được gọi là “Kỹ sư” hay “Nhà khoa học”.
* Sau khi hết duyên sống: Được ưu tiên như sau:
- Được ưu tiên tái sinh làm người.
- Được Thần Thừa hành bủa điện từ Dương làm sáng tử cung của mẹ trong thời gian nhất định của chín tháng mười ngày, để Tánh Phật không quên trong thời gian nhất định.
- Nhờ vậy, khi mẹ sinh ra không quên những gì biết ở đời trước, do đó, khi thân người vừa đủ năng lực hoạt động, thì tánh người tự nhiên nhớ lại nhiều phần mà đời trước đã biết, con người gọi là “Thần đồng Bách khoa”.
d) Đạo Phật pháp môn Đại thừa này, Như Lai dạy cho ưu bà tắc và ưu bà di học, cốt để trở thành “Kỹ sư”, hay “Nhà khoa học”, giúp cho con người đỡ vất vả. Sau khi hết duyên sống trở lại làm người, mang thân người, được gọi là “Thần đồng Bách khoa”, nên Như Lai không dạy Giáo Lý.
- Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Mật Chú tông
- Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Tịnh Độ tông
- Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Trung thừa
- Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Tiểu thừa
- Như Lai ngồi 49 ngày tại gốc cây Bồ Đề, để kiểm tra lại năng lực của Người toàn năng toàn giác
- Như Lai dạy bài pháp đầu tiên và thành lập ra đạo Phật
- Như Lai được mẹ Ma Da sinh ra
- NGUỒN GỐC GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG