NGƯỜI ĐÃ HIỂU ĐẠO TRỞ LẠI SỐNG VỚI ĐỜI
***
Kính thưa Thiền tông gia Đức Tịnh, tôi là Vũ Thị Họp, địa chỉ tại số nhà 230, Tổ 12, Buôn Kô Tam, Xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk, số điện thoại: 0947.251.015. Tôi và những người bạn của tôi xin hỏi Thiền tông gia Đức Tịnh 1 câu hỏi, kính xin Thiền tông gia trả lời giúp tôi và những người bạn của tôi được biết:
Tôi thấy trong đạo Phật có câu: “Người đã hiểu Đạo thì trở ra mà sống với Đời”, xin vui lòng phân tích cho đầy đủ ý nghĩa của câu nói này trong Đạo và Đời, tôi xin chân thành cảm ơn.
***
Xin trả lời chị và những người bạn của chị:
Câu “Người đã hiểu Đạo, thì trở lại sống với Đời” có nguyên do và ý nghĩa như sau:
Đức Phật là người Toàn năng Toàn giác, thành lập ra Đạo Phật để dạy 6 Pháp môn tu, 5 Pháp môn tu có thành tựu theo quy luật Nhân quả Luân hồi của vật lý và 1 Pháp môn học và thực hành để thoát ra ngoài quy luật Nhân quả Luân hồi của vật lý, như sau:
I. Năm Pháp môn tu hành có thành tựu theo quy luật của vật lý:
1. Đạo Phật Pháp môn Tiểu thừa, cũng gọi là “Nguyên thủy” hay “Nam truyền”;
2. Đạo Phật Pháp môn Trung thừa, cũng gọi là “Triết lý Phật Thích Ca”;
3. Đạo Phật Pháp môn Đại thừa, cũng gọi là “Phát triển”;
4. Đạo Phật Pháp môn Tịnh Độ tông, cũng gọi là “Niệm Phật”;
5. Đạo Phật Pháp môn Mật Chú tông, cũng gọi là “Niệm Chú”.
II. Một Pháp môn học và thực hành để thoát ra ngoài quy luật Nhân quả Luân hồi của vật lý:
1. Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, cũng gọi là “Như Lai Thanh tịnh Thiền”.
Đức Phật dạy 5 Pháp môn tu hành có thành tựu theo quy luật Nhân quả Luân hồi của vật lý, để tùy thuộc vào căn cơ của từng người mà chọn cho mình một Pháp môn tu. Khi đã chọn cho mình 1 Pháp môn tu hành và tu hành đúng theo Pháp môn đó, sẽ có thành tựu riêng theo Pháp môn tu hành đó. Người tu hành 1 trong 5 Pháp môn có thành tựu theo quy luật Nhân quả Luân hồi của vật lý, thì chỉ biết được 1 Pháp môn và thành quả của Pháp môn đó, do vậy, chỉ được gọi là người hiểu 1 phần của Đạo Phật, không được gọi là người hiểu Đạo Phật. Người hiểu Đạo Phật, hay còn gọi là người Giác ngộ, là người tu theo Pháp môn thứ 6, là Đạo Phật Pháp môn Thiền tông!
Tại sao người tu theo Đạo Phật Pháp môn Thiền tông được gọi là người hiểu Đạo Phật, hay còn gọi là người Giác ngộ?
Vì Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, Đức Phật dạy Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông. Trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, Đức Phật dạy bao gồm toàn bộ từ vô hình đến hữu hình, 6 Pháp môn tu, quy luật Nhân quả Luân hồi và Công thức thoát ra ngoài quy luật Nhân quả Luân hồi. Muốn thoát ra ngoài quy luật Nhân quả Luân hồi thì phải tạo ra được Nghiệp Công đức. Nghiệp Công đức chỉ có ở Đời mới tạo ra được, vì Trái đất Luân hồi sanh ra Nhân quả, mà Nhân là do con người tự tạo ra với nhau, để đi trả, đi hưởng hoặc Giải thoát. Vì thế nên, mới có câu: “Người đã hiểu Đạo, thì trở lại sống với Đời”, có nghĩa, khi chúng ta không hiểu Đạo, chúng ta bỏ đời và bỏ gia đình đi tìm Đạo để tu; khi chúng ta hiểu Đạo, chúng ta trở lại sống với đời, vì ở đời mới có Đạo.
Xin chân thành cám ơn chị và những người bạn của chị.
Thiền tông Gia Đức Tịnh
Trả lời ngày 10 tháng 12 năm 2020
- Quả vị Bích Chi Phật, Duyên Giác Phật, Độc Giác Phật
- ĐỊNH SINH TUỆ, VẬY TUỆ CÓ PHÁ VỠ ĐƯỢC VÔ MINH KHÔNG?
- Căn cứ vào tiêu chuẩn nào để biết được người có đạo đức và người không có đạo đức?
- VÔ MINH DẪN CHÚNG SINH ĐI LUÂN HỒI VÀ VÔ MINH LÀ NHÂN ĐẦU TIÊN SINH RA CÁC NHÂN KHÁC TRONG CHUỖI THẬ
- HOA ƯU ĐÀM
- VÔ TRỤ VỚI VẬT CHẤT MỚI GIẢI THOÁT ĐƯỢC, NHƯNG KHÔNG CÓ VẬT CHẤT LÀM SAO ĐỂ SỐNG, VẬY VÔ TRỤ VÀ VÔ N
- VỊ PHẬT RA ĐỜI ĐỂ CHUYỂN PHÁP LUÂN, VẬY CHUYỂN PHÁP LUÂN LÀ CHUYỂN NHỮNG GÌ?
- HÌNH TƯỢNG TAY NHỮNG VỊ PHẬT THỦ ẤN KHÁC NHAU CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO
- NHỮNG CÂU HỎI MÀ THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH ĐANG TRẢ LỜI, THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH HỌC Ở ĐÂU, HAY LẤY TỪ
- LẤY TIỀN PHÚNG ĐIẾU TẠO NGHIỆP CÔNG ĐỨC CHO NGƯỜI ĐÃ MẤT CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
- THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH ĂN CẮP GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG VÀ NHỮNG CÂU GIẢI ĐÁP ĐỂ GIẢI ĐÁP CHO NGƯ
- TẠI SAO LẠI GỌI LÀ NGHIỆP CÔNG ĐỨC? NGHIỆP CÔNG ĐỨC, NGHIỆP PHƯỚC ĐỨC VÀ NGHIỆP ÁC ĐỨC KHÁC NHAU NHƯ
- NGƯỜI TU THEO ĐẠO PHẬT PHÁP MÔN THIỀN TÔNG “Ở TRONG THANH TỊNH LÂU ĐIÊN”
- VÔ NGÃ LÀ GÌ? TU NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC VÔ NGÃ? NGƯỜI ĐẠT ĐƯỢC VÔ NGÃ LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO VÀ CÁCH
- TRÁI ĐẤT THEO QUY TRÌNH “THÀNH - TRỤ - HOẠI - DIỆT”, CÁC CÕI TRỜI CÓ “THÀNH - TRỤ - HOẠI - DIỆT” VÀ
- NGƯỜI TU THEO THIỀN TÔNG MUỐN TRỞ VỀ PHẬT GIỚI PHẢI ĐƯỢC TRUYỀN THIỀN, VẬY TẠI SAO THIỀN TÔNG GIA ĐỨ
- NHỮNG VIỆC TẠO RA ĐƯỢC CÔNG ĐỨC, THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH ĐÃ LÀM HẾT RỒI, CHÚNG TÔI MUỐN TẠO CÔNG ĐỨ
- TẠI SAO LOÀI CÔ HỒN KHÔNG PHẢI TRẢ NHÂN QUẢ
- XƯA CON MÊ CON NHỜ THẦY ĐỘ NAY CON ĐÃ NGỘ CON TỰ ĐỘ CON
- CÚNG DƯỜNG CHO 100.000.000 TAM THẾ CHƯ PHẬT KHÔNG BẰNG CÚNG DƯỜNG CHO VỊ ĐẠO NHÂN VÔ NIỆM, VÔ TRỤ, V
- NHÓM PHẬT GIA THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH HỎI 09 CÂU
- TRUNG ẤM THÂN RƠI RA KHỎI LỰC HÚT CỦA TRÁI ĐẤT BAO NHIÊU KM THÌ GẶP ĐƯỢC HOA TIÊU CỦA VỊ PHẬT
- NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN TRONG ĐẠO PHẬT NHƯ THẾ NÀO
- PHÁP TRẦN MẠNH NHƯ THẾ NÀO MÀ THẬP LOẠI THÁNH KHÔNG DÁM LÀM HOA TIÊU GIẢ?
- “QUÁ KHỨ TÂM BẤT KHẢ ĐẮC. HIỆN TẠI TÂM BẤT KHẢ ĐẮC. VỊ LAI TÂM BẤT KHẢ ĐẮC.” MUỐN ĐẮC QUẢ VỊ PHẬT TH
- TÔI THƯỜNG NGHE TRONG ĐẠO PHẬT NÓI CÂU “TÂM BÌNH THƯỜNG LÀ ĐẠO”
- VỊ THIỆN TRI THỨC CÓ TỪ THỜI NÀO? VỊ THIỆN TRI THỨC VỚI NGƯỜI CÓ NHIỆM VỤ LÀ MỘT HAY LÀ HAI?