HẠNH ĐẦU ĐÀ VÀ KHỔ HẠNH KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO? TU 1 TRONG 2 HẠNH NÀY CÓ CHỨNG ĐẮC ĐƯỢC QUẢ VỊ A LA HÁN KHÔNG
Độc giả Bùi Thị Lý, cư ngụ Quận 12, TP. Hồ Chí Minh, hỏi: Khổ Hạnh và Hạnh Đầu Đà khác nhau như thế nào? Tu 1 trong 2 hạnh này có chứng đắc được quả vị A La Hán không? Kính mong Thiền Tông gia Đức Tịnh chỉ giải cho tôi được rõ, xin chân thành cảm ơn:
Thiền Tông gia Đức Tịnh trả lời:
Khổ Hạnh và Hạnh Đầu Đà, được Đức Phật Thích Ca Văn và ngài Ma Ha Ca Diếp thực hành vào thời kỳ Đức Phật còn tại thế. Đức Phật Thích Ca Văn thực hành Khổ Hạnh khoảng 6 năm, còn ngài Ma Ha Ca Diếp thực hành Hạnh Đầu Đà khoảng 1 năm. Tu 1 trong 2 hạnh này không chứng đắc được quả vị A La Hán, vì công thức và phương thức thực hành khác nhau, thì sẽ cho ra thành quả khác nhau!
I. Khổ Hạnh và Hạnh Đầu Đà khác nhau như sau:
1. Khổ Hạnh:
- Khổ: Là khổ cực, sống khổ, chịu khổ;
- Hạnh: Là thực hành;
Có nghĩa là: Thực hành những cái khổ của con người.
2. Hạnh Đầu Đà:
- Hạnh: Là thực hành;
- Đầu: Còn gọi là nhất;
- Đà: Là thấp;
Có nghĩa là: Thực hành những cái thấp nhất của con người!
Những cái thấp nhất của con người căn bản như sau:
- Đói thì đi xin ăn và ăn một lần trong một ngày;
- Ngủ ngồi ở nghĩa địa hay dưới gốc cây;
- Mặc quần áo được cột lại từ những mảnh vải rách mà người ta bỏ đi.
II. Đức Phật Thích Ca Văn thực hành Khổ Hạnh:
Trích đoạn trong kinh Đại Bát Niết Bàn: Sau sáu năm ta thực hành Khổ Hạnh, gần như ta đã vắt kiệt những giọt nước trong thân của ta, để cho thân không còn một chút cảm giác nào, thế nhưng nội tâm của ta cũng không an ổn. Khi thân của ta chỉ còn là bộ xương khô và cận kề bên cái chết, ta mới cảm nhận được sự tương quan giữa thân và tâm: Hai cái không thể tách rời. Hành hạ xác thân như vậy, cũng có nghĩa là hành hạ tâm trí. Thực hành Khổ Hạnh như vậy là cách thực hành sai lầm, không Giải thoát được!
III. Ngài Ma Ha Ca Diếp thực hành Hạnh Đầu Đà:
1. Trích đoạn trong Cuộc đời và Ngộ đạo của 36 vị Tổ sư Thiền tông: Ngài Ma Ha Ca Diếp sinh ra trong một gia đình trưởng giả, dòng Bà La Môn, nước Ma Kiệt Đà. Gia đình Ngài rất giàu và giàu đến nỗi tài sản của gia đình Ngài có thể tương đương với tài sản của vua Tần Bà Sa La lúc bấy giờ. Lên 8 tuổi Ngài đã thuộc hết giới luật của Bà La Môn, cũng như kinh Vệ Đà. Lớn lên, Ngài học toán thuật, văn học và các môn học khác, không có môn nào mà Ngài không thấu triệt. Năm 22 tuổi, cha mẹ Ngài ép Ngài lấy vợ, sau nhiều lần tìm cách từ chối, cuối cùng Ngài cũng phải thuận theo. Thời gian còn trẻ, cũng như khi có vợ, sống trong nhung lụa nhưng Ngài luôn nhận thấy rằng, sự giàu sang và địa vị không thể mang lại niềm hạnh phúc chân thật, mà chỉ mang lại sự ràng buộc. Ngài quyết định từ bỏ tất cả để đi tìm con đường Giải thoát mọi ràng buộc. Vợ Ngài cũng hoàn toàn ủng hộ quyết định này của Ngài. Trước khi Ngài rời đi, hai vợ chồng thề nguyện với nhau, sẽ hỗ trợ lẫn nhau trên con đường Giải thoát mọi ràng buộc. Ngài rời bỏ gia đình và bắt đầu thực hành con đường Giải thoát khỏi ràng buộc.
2. Hạnh Đầu Đà: Ngài sống trong những cao quý nhất của con người nhưng tâm trí Ngài vẫn không thể thoát ra khỏi sự ràng buộc, vì vậy nên, Ngài thực hành những việc đi ngược lại với những cao quý của con người mà Ngài đã từng có, gọi là Hạnh Đầu Đà. Ngài thực hành những căn bản của Hạnh Đầu Đà như sau:
- Đói: Ngài đi xin ăn và ăn một lần trong một ngày.
- Ngủ: Ngài ngủ ngồi ở nghĩa địa hay ở dưới gốc cây;
- Quần áo mặc: Ngài đi tìm những mảnh vải rách mà người ta bỏ đi, đem về cột lại thành quần áo để mặc.
Sau 1 năm thực hành Hạnh Đầu Đà, Ngài vẫn không tìm ra được sự Giải thoát khỏi ràng buộc. Cũng vào thời điểm này, trong khi ngủ, Ngài mơ thấy có một vị đầu tóc bạc phơ nói với Ngài: Đức Phật Thích Ca Văn đã ra đời, hiện đang ở Tịnh xá Trúc Lâm, ông đến đó gặp Đức Phật xin học pháp môn Giải thoát. Ngày hôm sau Ngài tới gặp Đức Phật và xin học pháp môn Giải thoát.
IV. Đức Phật Thích Ca Văn chỉ dạy ngài Ma Ha Ca Diếp:
Khi gặp Đức Phật, Ngài Ma Ha Ca Diếp bạch với Đức Phật rằng:
- Kính bạch Đức Thế Tôn! Con sống trong nhung lụa nhưng trong tâm trí của con luôn bị cuốn hút bởi những ràng buộc và khổ đau. Con bỏ nhung lụa đi ra ngoài thực hành Hạnh đầu Đà nhưng cũng không cải thiện được gì. Kính mong Đức Thế Tôn chỉ dạy cho con?
- Lành thay, lành thay, này ông Ma Ha Ca Diếp, ông hãy tới gần Như Lai, Như Lai sẽ chỉ dạy riêng cho ông. Ông muốn Giải thoát khỏi khổ đau, thì ông phải hiểu biết rõ như sau:
Thứ nhất: Ông phải hiểu biết được ông từ đâu đến với thế giới này, đến với thế giới này để: Sinh – Già – Bệnh – Chết và sau khi chết đi về đâu?
Thứ hai: Ông phải hiểu biết được là ông có bao nhiêu thứ tánh và thân người của ông cấu tạo bằng những gì. Phần này Như Lai sẽ giải rõ cho ông hiểu:
1. Ông có Tánh Phật Thanh tịnh: Tánh Phật Thanh tịnh của ông có cái Ý làm chủ, bao quanh cái Ý là 4 thứ: Hằng Thấy, hằng Nghe, hằng Biết và hằng Nói.
2. Ông có tánh người cuốn hút: Tánh người của ông có 16 thứ: Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy, Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác, Kiến. Trong 16 thứ tánh người của ông có tánh Tưởng. Tánh Tưởng luôn luôn tưởng theo kho tàng thức, mà kho tàng thức của ông thì chứa rất nhiều Nhân Phước đức và Nhân Ác đức. Tánh Tưởng của ông tưởng theo Nhân Phước đức thì ông cảm thấy vui, tưởng theo Nhân Ác đức thì ông cảm thấy buồn. Như vậy, dù ông có sống trong nhung lụa hay thực hành Hạnh Đầu Đà, ông cũng không thể nào thoát khỏi quy luật vui buồn cuốn hút lẫn lộn này được, vì thế nên, Như Lai mới gọi tánh người là tánh vô thường.
3. Ông có thân người sinh diệt: Thân người của ông cấu tạo bằng 4 thứ: đất, nước, gió, lửa, gọi là thân duyên hợp, hay còn gọi là vô thường.
Như vậy: Ông đem thân người và Tánh người vô thường của ông ra để tu, để thực hành Hạnh Đầu Đà và mong muốn được Giải thoát, thì giống như ông đang lấy cát mà muốn nấu thành cơm vậy!
Thứ ba: Ông muốn Giải thoát, thì ông phải hiểu biết được Tánh Phật của ông từ đâu tới với thế giới Nhân Quả này! Tới thế giới Nhân Quả để làm gì? Và ông phải tạo Nhân gì để cho Tánh Phật của ông được Giải thoát, trở về Phật giới, thành Phật hưởng Niết Bàn bảo sở. Sau này Như Lai sẽ chỉ dạy rõ cho ông!
Trước tiên, Như Lai chỉ dạy cho ông pháp môn Tiểu Thừa để ông tu học, khi ông chứng đắc được quả vị A La Hán, ông sẽ có khả năng ép thân và tánh người của ông vào Thanh tịnh, gọi là Niết Bàn tịch tĩnh, hay còn gọi là Niết Bàn hóa thành dụ. Sống trong Niết Bàn hóa thành dụ, ông sẽ không còn bị cuốn hút của vui buồn lẫn lộn nữa.
V. Đức Phật Thích Ca Văn dạy ngài Ma Ha Ca Diếp và các Tỳ kheo tu Pháp môn Tiểu Thừa để chứng đắc quả vị A La Hán:
Trích trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông: Này các Tỳ kheo, nếu các Tỳ kheo muốn chứng đắc được Tứ quả Thinh Văn, thì các Tỳ kheo phải thực hiện tuần tự như sau:
1. Vô trụ với vật chất và thực hiện ba y, một thất, tùy thân:
- Vô trụ với vật chất, tức không giữ vật chất;
- Ba y, tức ba bộ quần áo để mặc;
- Một thất, tức một cái thất để ở;
- Tùy thân, tức đói thì đi xin ăn và ăn trước 12 giờ, để thân không sinh dục.
Thực hiện 4 việc nêu trên, để tánh người của các ông không suy nghĩ đến những việc đó nữa, như vậy các ông mới có thể ép thân và tánh người của các ông vào Thanh tịnh.
2. Phương pháp tu hành để đạt được Tứ quả Thinh Văn:
* Ngồi thiền ép cho thân bất động, tánh không phát ra tưởng tượng và suy nghĩ, thì chứng được bốn quả vị Thánh nơi Trái đất này, gồm:
Một là: “Thánh nhập lưu”, tức nhập vào dòng Thánh!
Tỳ kheo hoặc tỳ kheo ni phải đạt được ba phần như sau:
- Thân người mình phải bất động.
- Tánh người mình phải không còn tưởng tượng.
- Đạt được thanh tịnh từ bốn giờ trở lên.
Khi đạt được thanh tịnh từ bốn giờ trở lên rồi, phát ra ham thích an vui, an vui phải hiển lộ ra, thì tỳ kheo hoặc tỳ kheo ni đã đạt được “Thánh Diệu Lạc”.
Danh từ trong đạo Phật gọi là: “Thánh nhập lưu Tu Đà Hoàn”.
Hai là: Khi đạt được “Thánh Diệu Lạc” rồi, mà muốn thành tựu Thánh thứ hai là “Tư Đà Hàm”, thì phải thực hiện tiếp như sau:
- Tách cái “Diệu Lạc” rời khỏi cái mình ham muốn.
- Tỳ kheo hoặc tỳ kheo ni nào, tách được cái ham muốn của mình rời khỏi Diệu Lạc mà thành công, thì chứng được quả vị Thánh thứ hai là: “Thánh Ly Hỷ Diệu Lạc”.
Danh từ trong đạo Phật gọi là: “Thánh Tư Đà Hàm”.
Ba là: Khi đạt được “Thánh Ly Hỷ Diệu Lạc” rồi, mà muốn thành tựu Thánh thứ ba là “Thánh A Na Hàm”, thì phải thực hiện tiếp như sau:
- Ép cho cái “Diệu Lạc” vào nơi thanh tịnh.
- Tỳ kheo hoặc tỳ kheo ni nào, ép cho Diệu Lạc vào được nơi thanh tịnh mà thành công, thì chứng được quả vị Thánh thứ ba là: “Thánh Diệu Lạc Thanh Tịnh”.
Danh từ trong đạo Phật gọi là: “Thánh A Na Hàm”.
Bốn là: Khi đạt được “Thánh Diệu Lạc Thanh Tịnh” rồi, mà muốn thành tựu Thánh thứ tư là “Thánh A La Hán”, thì phải thực hiện tiếp như sau:
- Ép cho “thân và tánh người” của mình nhập vào “Diệu Lạc Thanh Tịnh”.
- Tỳ kheo hoặc tỳ kheo ni nào, ép cho thân và tánh người của mình vào an trú hẳn trong Diệu Lạc Thanh Tịnh và phát ra thần thông, thì chứng được quả vị cao nhất nơi Trái đất này là “Thánh A La Hán”, cũng gọi là “Thánh Bất Động”.
Sau khi bỏ thân tứ đại, hoặc hết duyên sống, sẽ vào sống ở một trong hai nơi như sau:
- Vào hang núi thanh vắng trong rừng sâu, sống ở thể Thân trung ấm, làm “Thánh Bất Động”.
- Gia nhập vào loài Thần, làm “Thần Thanh tịnh”, hoạt động theo lệnh của Thần Chủ Vùng.
Trước khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Đức Phật đã truyền Thiền lại cho ngài Ma Ha Ca Diếp làm Tổ sư Thiền tông đầu tiên.
Thiền Tông gia Đức Tịnh
- NÓI TRƯỚC BƯỚC KHÔNG QUA
- Quả vị Bích Chi Phật, Duyên Giác Phật, Độc Giác Phật
- ĐỊNH SINH TUỆ, VẬY TUỆ CÓ PHÁ VỠ ĐƯỢC VÔ MINH KHÔNG?
- Căn cứ vào tiêu chuẩn nào để biết được người có đạo đức và người không có đạo đức?
- VÔ MINH DẪN CHÚNG SINH ĐI LUÂN HỒI VÀ VÔ MINH LÀ NHÂN ĐẦU TIÊN SINH RA CÁC NHÂN KHÁC TRONG CHUỖI THẬ
- HOA ƯU ĐÀM
- VÔ TRỤ VỚI VẬT CHẤT MỚI GIẢI THOÁT ĐƯỢC, NHƯNG KHÔNG CÓ VẬT CHẤT LÀM SAO ĐỂ SỐNG, VẬY VÔ TRỤ VÀ VÔ N
- VỊ PHẬT RA ĐỜI ĐỂ CHUYỂN PHÁP LUÂN, VẬY CHUYỂN PHÁP LUÂN LÀ CHUYỂN NHỮNG GÌ?
- HÌNH TƯỢNG TAY NHỮNG VỊ PHẬT THỦ ẤN KHÁC NHAU CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO
- NHỮNG CÂU HỎI MÀ THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH ĐANG TRẢ LỜI, THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH HỌC Ở ĐÂU, HAY LẤY TỪ
- LẤY TIỀN PHÚNG ĐIẾU TẠO NGHIỆP CÔNG ĐỨC CHO NGƯỜI ĐÃ MẤT CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
- THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH ĂN CẮP GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG VÀ NHỮNG CÂU GIẢI ĐÁP ĐỂ GIẢI ĐÁP CHO NGƯ
- TẠI SAO LẠI GỌI LÀ NGHIỆP CÔNG ĐỨC? NGHIỆP CÔNG ĐỨC, NGHIỆP PHƯỚC ĐỨC VÀ NGHIỆP ÁC ĐỨC KHÁC NHAU NHƯ
- NGƯỜI TU THEO ĐẠO PHẬT PHÁP MÔN THIỀN TÔNG “Ở TRONG THANH TỊNH LÂU ĐIÊN”
- VÔ NGÃ LÀ GÌ? TU NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC VÔ NGÃ? NGƯỜI ĐẠT ĐƯỢC VÔ NGÃ LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO VÀ CÁCH
- TRÁI ĐẤT THEO QUY TRÌNH “THÀNH - TRỤ - HOẠI - DIỆT”, CÁC CÕI TRỜI CÓ “THÀNH - TRỤ - HOẠI - DIỆT” VÀ
- NGƯỜI TU THEO THIỀN TÔNG MUỐN TRỞ VỀ PHẬT GIỚI PHẢI ĐƯỢC TRUYỀN THIỀN, VẬY TẠI SAO THIỀN TÔNG GIA ĐỨ
- NHỮNG VIỆC TẠO RA ĐƯỢC CÔNG ĐỨC, THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH ĐÃ LÀM HẾT RỒI, CHÚNG TÔI MUỐN TẠO CÔNG ĐỨ
- TẠI SAO LOÀI CÔ HỒN KHÔNG PHẢI TRẢ NHÂN QUẢ
- XƯA CON MÊ CON NHỜ THẦY ĐỘ NAY CON ĐÃ NGỘ CON TỰ ĐỘ CON
- NGƯỜI ĐÃ HIỂU ĐẠO TRỞ LẠI SỐNG VỚI ĐỜI
- CÚNG DƯỜNG CHO 100.000.000 TAM THẾ CHƯ PHẬT KHÔNG BẰNG CÚNG DƯỜNG CHO VỊ ĐẠO NHÂN VÔ NIỆM, VÔ TRỤ, V
- NHÓM PHẬT GIA THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH HỎI 09 CÂU
- TRUNG ẤM THÂN RƠI RA KHỎI LỰC HÚT CỦA TRÁI ĐẤT BAO NHIÊU KM THÌ GẶP ĐƯỢC HOA TIÊU CỦA VỊ PHẬT
- NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN TRONG ĐẠO PHẬT NHƯ THẾ NÀO
- PHÁP TRẦN MẠNH NHƯ THẾ NÀO MÀ THẬP LOẠI THÁNH KHÔNG DÁM LÀM HOA TIÊU GIẢ?
- “QUÁ KHỨ TÂM BẤT KHẢ ĐẮC. HIỆN TẠI TÂM BẤT KHẢ ĐẮC. VỊ LAI TÂM BẤT KHẢ ĐẮC.” MUỐN ĐẮC QUẢ VỊ PHẬT TH